Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Cơ khí vẫn còn “Bí” đường ra nước ngoài

Cơ khí vẫn còn “Bí” đường ra nước ngoài


          Cơ khí, chế tạo hiện vẫn là ngành sản xuất còn nhiều yếu kém ở nước ta và mới đang ở bước “chập chững” mang hàng đi xuất khẩu. Chính vì thế, việc nâng cao năng lực xuất khẩu cho các mặt hàng này của các doanh nghiệp vẫn còn là điều khó khăn.

co khi bi duong ra nuoc ngoai l tin tuc co khi amada
Việc nâng cao năng lực các mặt hàng cơ khí, chế tạo của Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn. Ảnh: TRẦN VIỆT.
Khó khăn
         Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng có giá trị xuất khẩu đạt 3,81 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ 2014. Cùng thời gian trên, trị giá NK của nhóm hàng này đạt gần 13,96 tỷ USD, tăng cao 36,4% so với cùng kỳ 2014, với thị trường NK chính vẫn là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… Giá trị NK gấp hơn 3,5 lần so với giá trị xuất khẩu đã cho thấy ngành cơ khí của Việt Nam vẫn đang ở thế yếu.
         Phân tích kỹ hơn về vấn đề này, theo Tổng hội Cơ khí Việt Nam, tính đến năm 2014, cả nước hiện có khoảng 3.100 doanh nghiệp cơ khí, trong tổng số 53.000 cơ sở sản xuất cơ khí. Khoảng 50% cơ sở sản xuất cơ khí chuyên chế tạo lắp ráp, các cơ sở còn lại hầu hết chỉ dừng lại ở mức sửa chữa nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, hầu như nguyên vật liệu sản xuất còn phụ thuộc nước ngoài.
         Đại diện Tổng hội Cơ khí Việt Nam cho rằng, bên cạnh những thành tích bước đầu, sự phát triển của ngành cơ khí còn nhiều bất cập, nổi lên hiện nay là tình trạng thiếu vốn để đổi mới trang bị, công nghệ, thiếu sự hợp tác liên ngành, bị nước ngoài chèn ép ở nhiều mặt, đội ngũ nguồn nhân lực thiếu… Hơn nữa, công nghệ chế tạo nội địa vẫn đơn giản, trình độ tụt hậu 2-3 thế hệ so với khu vực, chưa có kinh nghiệm đúc chính xác cao, thiếu những cơ sở nhiệt luyện tiên tiến…
         Cũng theo vị này, trong ngành cơ khí, đáng kể nhất là thành quả của công nghiệp sản xuất lắp ráp xe máy khi đáp ứng được 90% nhu cầu trong nước. Công nghiệp ô tô được hoạch định và kỳ vọng đến năm 2010 sẽ tự chủ, đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, hướng tới xuất khẩu ôtô và phụ tùng nhưng hầu hết các chỉ tiêu đến nay đều chưa đạt được.
         Nói về tình trạng của các DN, theo ông Nguyễn Văn Tân, đại diện Công ty TNHH Hosiden - Hàn Quốc, về giá thành thì sản phẩm của các DN Việt Nam có giá rẻ hơn so với DN nước ngoài nhưng là vì giá gia công rẻ chứ không phải do tối ưu hóa kỹ thuật. Đặc biệt, hiện đa phần sản phẩm của DN Việt Nam chưa đạt được các tiêu chuẩn quốc tế do công nghệ chưa hiện đại, còn nhiều lạc hậu, việc XUẤT KHẨU vì thế còn vấp phải nhiều khó khăn.
 xuong san xuat gia cong co khi amada
Một góc Xưởng sản xuất Gia công cơ khí AMADA - ảnh AMADA MECHANICAL

Gian nan tìm hướng đi
         Cơ khí, chế tạo được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước. Nhà nước đã đề ra nhiều định hướng để tập trung phát triển ngành cơ khí một cách hiệu quả, bền vững. Chính vì thế, các DN ngành này đều mong muốn nhận được sự hỗ trợ và có những chính sách vay vốn dành riêng cho DN cơ khí. Bởi theo các DN này, việc cải thiện cơ sở sản xuất, hiện đại hóa trang thiết bị, nâng cao năng lực cạnh tranh đều cần rất nhiều vốn, trong khi phần lớn DN cơ khí trong nước đều là DN vừa và nhỏ, kinh doanh bằng vốn tự có.
         Tuy nhiên, bên cạnh việc chờ đợi chính sách hỗ trợ chung, một số DN cơ khí đã và đang tự hoạch định chiến lược để tạo bước tiến vươn ra thị trường thế giới. Theo đại diện Công ty TNHH Cơ khí, Xây dựng và Thương mại Hà Phong, tiềm lực của Công ty hiện giờ vẫn chưa đủ để đưa hàng đi xuất khẩu, nhưng Công ty có thể sản xuất hàng đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì thế, Công ty đã lựa chọn hình thức sản xuất sản phẩm phụ tùng cung cấp cho các DN chế xuất hàng xuất khẩu . Bằng việc sản phẩm được các DN này chấp nhận thì Công ty sẽ lấy đó để làm “điểm tựa”, học hỏi kinh nghiệm để có thể tự đưa hàng XUẤT KHẨU trong thời gian tới.
         Đối với Công ty TNHH Xây dựng, Cơ khí và Thương mại Bình Minh, khó khăn của Công ty là phải tạo được sức cạnh tranh cho sản phẩm khi xuất khẩu. Do đó, ông Nguyễn Hồng Quân, Phó giám đốc Công ty cho hay, bên cạnh việc nâng cao chất lượng theo yêu cầu của khách hàng và đúng quy định của nước NK, Công ty luôn cố gắng tạo ra lợi thế về giá, nếu nguyên liệu đầu vào có tăng giá thì Công ty vẫn sẵn sàng giữ nguyên giá sản phẩm để giữ uy tín với khách hàng. Công ty sẽ bù lại bằng năng suất lao động, tìm kiếm thêm nhiều đơn hàng mới để vẫn được lợi về doanh thu.
         Nhìn chung, việc giải bài toán nâng cao năng lực xuất khẩu cho các mặt hàng cơ khí, chế tạo của Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn. Theo đại diện Tổng hội Cơ khí Việt Nam, giải pháp cho ngành cơ khí hiện vẫn cần nội địa hóa nguyên vật liệu sản xuất, tăng vốn đổi mới trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, giảm giá thành các loại linh phụ kiện sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng. Đặc biệt, các doanh nghiệp cơ khí cần có sự liên kết, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành cơ khí một cách có tổ chức, đồng thời tiếp tục đổi mới, sắp xếp phát triển và củng cố doanh nghiệp Nhà nước về cơ khí đủ mạnh để giữ vai trò nòng cốt, là lực lượng chủ lực của ngành.

Nguồn: Báo Hải Quan
St - Cơ khí AMADA.

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

CÔNG NGHỆ ĐỤC LỖ TRÒN - Cơ khí AMADA

CHI TIẾT SẢN PHẨM

CÔNG NGHỆ ĐỤC LỖ TRÒN

Lượt xem: 1.846Giá: Liên hệ
CƠ KHÍ AMADA l CÔNG NGHỆ ĐỤC LỖ TRÒN l AMADA MECHANICAL
Công nghệ Cơ khí đột lỗ tròn được sử dụng phổ biến nhất kể cả cho các ứng dụng kỹ thuật hay trang trí.
Về mặt hình học, lỗ tròn là hình dạng kiên cố nhất trong Cơ khí
Công nghệ cơ khí đột lỗ tròn đáp ứng được cho các khu vực mở rộng lớn và những khu dài, có thể làm thành hàng hình tam giác, lục giác, thẳng hoặc so le và kể cả những lỗ trang trí.
Đặt hàng nhanhTrở về
Hotline: +[84.8] 3891 1580
Hoạt động từ 07:30 - 16:30 từ thứ 2 đến thứ 7
  • Thông tin sản phẩm
  • Gửi nhận xét, ý kiến, hỏi đáp của bạn về sản phẩm này
Cơ khí AMADA l AMADA Mechanical
Công nghệ Cơ khí đột lỗ tròn được sử dụng phổ biến nhất kể cả cho các ứng dụng kỹ thuật hay trang trí.
Về mặt hình học, lỗ tròn là hình dạng kiên cố nhất.
Công nghệ Cơ khí đột lỗ tròn đáp ứng được cho các khu vực mở rộng lớn và những khu dài, có thể làm thành hàng hình tam giác, lục giác, thẳng hoặc so le và kể cả những lỗ trang trí.
Tấm đột lỗ hình tròn của chúng tôi được sử dụng rất nhều trong rất nhiều ứng dụng, ví dụ:

Tấm sàng

Trong nông nghiệp (sàng lọc hạt và sạn), trong công nghiệp xây dựng, trong công nghiệp tái chế (phân loại vật liệu lớn)

Tấm bảo vệ và thông gió

Lỗ tròn thường được sử dụng trong âm học và an toàn cho công nghê thông tin, cũng như chế tạo máy cho những panô bảo vệ và thông gió.

Lỗ tròn giúp thông thoáng, bảo vệ máy móc bên trong.

Sản phẩm được gia công từ Cơ khí AMADA - Ấn phẩm Thép Tấm l Tạo Hình Hoa Văn
gia công cơ khí, co khi, sản phẩm cơ khí, Công nghệ đục lỗ tròn của Cơ khí số 1 Việt Nam AMADA

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

TIN TỨC / TIN TỨC KINH TẾ

Lựa chọn nhà thầu - Dự án trưng bày di tích, di vật Tòa Nhà Quốc hội


Thủ tướng Chính phủ giao Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Dự án “Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội” theo quy định của pháp luật về đấu thầu hiện hành. Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý về nguyên tắc cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 theo phương thức đàm phán trực tiếp với nhà thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện đối với gói thầu “Cột ánh sáng kiến trúc Lý (Đèn ống hình cột)” và gói thầu “Chế tạo sa bàn và mô hình công trường khảo cổ học” theo đề nghị của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
 

 

Quản lý an toàn hóa chất nguy hại
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án “Quản lý an toàn các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và hóa chất nguy hại tại Việt Nam” do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ từ nguồn viện trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF). Dự án có tổng mức vốn hơn 13,5 triệu USD, được thực hiện trong ba năm (2015 – 2018) với bốn hợp phần là xây dựng và thực hiện khung chính sách quản lý an toàn về môi trường đối với hóa chất; quan trắc, báo cáo các chất POP và PTS; quản lý các khu vực ô nhiễm các chất POP và kiểm kê dữ liệu cơ sở quốc gia về thủy ngân và giảm phát thải thủy ngân. Dự án sẽ xây dựng, bổ sung khung pháp lý và thể chế tích hợp để triển khai hiệu quả hơn các quy định của Công ước Xtốc-khôm về các chất POP; xây dựng và trình diễn thí điểm Hệ thống đăng ký chuyển giao, phát thải chất ô nhiễm, áp dụng cho ít nhất 20% nguồn thải công nghiệp tại một tỉnh được lựa chọn để quản lý an toàn về môi trường và báo cáo các chất POP và thủy ngân…
PV
lua chon nha thau du an trung bay di vat nha quoc hoi
Ảnh : Báo Lao động
Các tỉnh Tây Nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo hoạt động
TTXVN- Theo đánh giá của Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện tốt, có hiệu quả chính sách dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo hoạt động.
Nhiều cơ sở thờ tự của các tôn giáo tại Tây Nguyên được trùng tu, sửa chữa, xây dựng mới khang trang. Riêng đối với đạo Tin lành, các tỉnh Tây Nguyên đã giao lại các cơ sở thờ tự cũ, giải quyết đất cho xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa gần 150 cơ sở thờ tự.
Thời gian tới, các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục vận động đồng bào các dân tộc, tín đồ tôn giáo nâng cao ý thức cảnh giác trước việc các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để xuyên tạc, chia rẽ đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo.
Các tỉnh Tây Nguyên gồm: Đác Lắc, Đác Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum hiện có hơn hai triệu tín đồ: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao Đài…, người có đạo chiếm 38% dân số toàn vùng, trong đó, tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 38%, tăng hàng chục lần so với trước năm 1975. Các tỉnh Tây Nguyên hiện có 4.672 chức sắc, nhà tu hành với 1.239 cơ sở tôn giáo.

Nguồn: Báo Nhân Dân
Tin tức kinh tế Cơ khí AMADA

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015


TIN TỨC / TIN TỨC KINH TẾ

Tìm nhà thầu cho “bảo tàng” dưới hầm Nhà Quốc hội


Dưới tầng hầm Nhà Quốc hội sẽ trưng bày một số di tích, di vật khảo cổ tiêu biểu, đặc sắc...


nhà thầu cho “bảo tàng” dưới hầm Nhà Quốc hội
Theo dự án, dưới tầng hầm Nhà Quốc hội sẽ trưng bày một số di tích, di vật khảo cổ tiêu biểu, đặc sắc khai quật được tại khu vực tầng hầm 1 và 2 ở phía Đông của Nhà Quốc hội. 
Thủ tướng vừa giao Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án “Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội”.

Đồng thời, Thủ tướng cũng đồng ý về nguyên tắc cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại điều 26 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, theo phương thức đàm phán trực tiếp với nhà thầu, để lựa chọn nhà thầu thực hiện đối với gói thầu “Cột ánh sáng kiến trúc Lý (đèn ống hình cột)” và gói thầu “Chế tạo sa bàn và mô hình công trường khảo cổ học” theo đề nghị của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 

Thủ tướng yêu cầu Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với hai gói thầu nêu trên trong trường hợp đáp ứng các điều kiện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo đúng quy định, và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Bên cạnh đó, thực hiện việc trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, các nội dung trong đấu thầu, bao gồm cả yêu cầu của gói thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, theo đúng quy định pháp luật về đấu thầu hiện hành; vốn cho gói thầu phải được bố trí theo tiến độ thực hiện; việc lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu năng lực, kinh nghiệm, bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, tiến độ và hiệu quả kinh tế.

Theo dự án, dưới tầng hầm Nhà Quốc hội sẽ trưng bày một số di tích, di vật khảo cổ tiêu biểu, đặc sắc khai quật được tại khu vực tầng hầm 1 và 2 ở phía Đông của Nhà Quốc hội. 

Khu trưng bày có tổng diện tích mặt bằng khoảng 3.700 m2. Trong đó, tầng hầm 1 trưng bày giới thiệu về di tích, di vật thời kỳ Thăng Long, bao gồm từ thời Lý, Trần đến thời Lê, thế kỷ 15-18, trong đó, chủ yếu giới thiệu về thời nhà Lý; tầng hầm 2 trưng bày giới thiệu về di tích, di vật thời kỳ Tiền Thăng Long, bao gồm thời Đại La (thế kỷ 7-9) và thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ 10).

Nguồn: vneconomy
http://amada.com.vn/n49/tim-nha-thau-cho-bao-tang-duoi-ham-nha-quoc-hoi.htm

DANH MỤC SẢN PHẨM CƠ KHÍ AMADA

GIỚI THIỆU AMADA MECHANICAL - CƠ KHÍ AMADA

 - Tiền thân là Xưởng cơ khí trực thuộc Công ty TNHH xây dựng thương mại Minh Tiến - thành lập năm 1993. Qua gần 18 năm hoạt động, Xưởng cơ khí được đầu tư với nhiều máy móc thiết bị hiện đại đã tham gia sản xuất nhiều sản phẩm chất lượng cao. Cùng với việc hình thành MINH TIEN GROUP, Xưởng cơ khí phát triển thành Công ty TNHH Cơ khí Amada ( Amada Mechanical ) là một thành viên mới của group.

2. MỤC TIÊU :
Sự ra đời Công ty TNHH Cơ khí Amada ( Amada Mechanical ) thành viên mới của Minh Tiến Group nhằm mục tiêu :
• Hoàn thiện qui trình sản xuất và nâng cao giá trị các sản phẩm cơ khí tự động và chất lượng cao của Minh Tiến Group.
• Cung ứng dịch vụ bảo hành, bảo trì với chất lượng tốt nhất đến cho khách hàng của Minh Tiến Group.
• Cung cấp sản phẩm cơ khí tự động theo tiêu chuẩn quốc tế.
 
3. SLOGAN :
“ Chất lương sản phẩm và dịch vụ quyết định sự thành công của
Amada Mechanical “

Nguồn: http://amada.com.vn/gioi-thieu.htm